Hơn 30 năm qua, người dân địa phương quen thuộc với hình ảnh người đàn ông ngồi bên chiếc máy may trên góc vỉa hè đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh, TPHCM. Người thợ miệt mài khâu vá, sửa chữa balo, túi xách.
“Những ngày trước lễ, Tết, lượng khách đến sửa đồ rất lớn nhưng tôi chỉ nhận những sản phẩm hỏng nhẹ, hoặc những món có sẵn phụ tùngthay thế kịp để giao hàng đúng hẹn cho khách”, ông Vũ cho hay.
Vừa thay khóa mới cho chiếc balo, ông Vũ kể, gia đình ông làm công việc này từ năm 1994, lúc ông 27 tuổi. Thời điểm ấy, kinh tế chưa phát triển nên nhiều người có xu hướng tận dụng những vật dụng còn dùng được, đồ hỏng nhưng còn dùng được mọi người đều mang đi sửa.
“Dù tiệm nhỏ nhưng khách hàng tìm đến sửa đồ luôn đều đặn, khách nào từng ghé sửa đồ một lần sau đều thành trở thành khách hàng thân quen với tiệm của tôi”, ông Vũ bộc bạch.
Ông Vũ cho biết trong năm có 2 mùa vụ chính với nghề này. Một là thời điểm học sinh nghỉ hè, mọi người sẽ sửa balo, vali, túi xách để đi du lịch, về quê… và mùa Tết.
Mùa mang lại nguồn thu nhập khấm khá nhất, thợ sửa đồ phải làm việc rốt ráo để kịp trả đồ cho khách thu xếp về quê chuẩn bị đón năm mới cùng gia đình.
Tùy thuộc mức độ hỏng của sản phẩm, thông thường ông Vũ chỉ lấy tiền công từ 30.000-100.000 đồng. Vì chủ tiệm có tay nghề cao, sửa đồ luôn tỉ mỉ, cẩn thận mà giá cả phải chăng nên khách quen lại giới thiệu bạn bè, người thân đến đây sửa đồ.From: game casino
“Nghề này đòi hỏi người thợ không chỉ có kỹ thuật, mà còn cần cả sự tỉ mẩn, chịu khó. Yêu cầu số một là làm gì cũng không nóng vội”, ông Vũ nói.
Theo vị thợ có thâm niên này, làm nghề sửa đồ không bao giờ đơn giản. Có những chiếc túi, balo chỉ mất một lúc là sửa xong, có thứ lại mất mấy ngày trời. Những chiếc túi may vá đẹp, được khách hàng yêu thích thợ càng phải cẩn thận, tỉ mỉ.
Bao năm trong nhgề nhưng không ít trường hợp thợ, khách không hiểu ý nhau, ông Vũ lại mất thời gian sửa đi sửa lại nhiều lần, đến khi khách gật đầu mới thôi. Cũng có trường hợp người thợ bất lực, nhận hàng rồi mà đành trả lại khách
Người trẻ “chê” nghề ngồi một chỗ kiếm tiền triệu mỗi ngày
Mặc dù nghề khâu vá, sửa chữa balo, túi xách có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày nhưng hiện ở TPHCM rất ít người làm nghề này.
Những người còn giữ nghề này hầu hết đã ở tuổi lão niên. trẻ thì không mặn mà với nghề.
“Rất nhiều người từng tìm đến tôi để học việc nhưng đều không bền, chỉ làm được một thời gian là chán, lại bỏ. Làm nghề này điều quan trọng nhất đó chính là đam mê, chịu khó và có nhìn dài hạn thì mới sống được bằng nghề”, ông Vũ trải lòng.