Chiều 27/2, Văn phòng Quốc hội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa – và Du lịch, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Hà Nội tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và HĐND (Hội đồng nhân dân).
Tại Lễ phát động, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã cùng các đại biểu ấn nút chính thức phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và HĐND (Cuộc vận động).
Tại Cuộc vận động, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chia sẻ, theo dòng chảy lịch sử, cách mạng Việt Nam đã khẳng định vai trò, ý nghĩa và sức sống mãnh liệt, không chỉ mang giá trị nghệ thuật, âm nhạc mà còn phản ánh tư duy, tâm hồn, cốt cách người Việt Nam.
Âm nhạc cách mạng Việt Nam đã đồng hành với những năm tháng kháng chiến hào hùng của dân tộc, cũng như sự nghiệp đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế của đất nước, trong đó có các hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhắc lại, trong ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, những bài hát như Tiến quân ca, Diệt phát xít, Mười chín tháng Tám… và đặc biệt là bài Ngày Quốc hội của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã góp phần tạo nên không khí ngày hội Bầu cử toàn dân, thôi thúc quốc dân đồng bào từ Bắc vào Nam đi bỏ phiếu, làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc Tổng tuyển cử, một mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam.
Tại sự kiện, chia sẻ với phóng viên Dân trí, NSND Quốc Hưng – Phó giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam – cho biết, đã có nhiều nhạc sĩ viết về các cơ quan dân cử nhưng anh hy vọng rằng, trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam sẽ có nhiều nhạc sĩ trẻ quan tâm đến đề tài này, đây sẽ là “luồng gió mới” cho âm nhạc về đề tài Quốc hội và HĐND.
“Ca sĩ hát những ca khúc về Đảng, về Quốc hội hay về quê hương đất nước quan trọng nhất là cảm xúc, khi dạy các em sinh viên, tôi hướng cho các em có trái tim rung động, đặc biệt phải hiểu rõ lời bài hát, lời thơ phổ nhạc. Phải hiểu tác giả muốn viết gì, phải hiểu khi biểu diễn là đang kể một câu chuyện thì mới hát hay được”, NSND Quốc Hưng.
Phó giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cho biết thêm, khi hát những ca khúc về các cơ quan dân cử cần một sự nghiêm túc trong kỹ thuật cũng như trong cách hát. Khi sáng tác, các nhạc sĩ cũng rất chỉn chu, không phải tự nhiên mà ca sĩ được xem là người sáng tác thứ 2 của bài hát.
Nhạc sĩ Tuấn Phương – Nguyên Trưởng phòng Ca nhạc, Ban Văn nghệ của VTV – cho hay, ông và nhiều nhạc sĩ luôn muốn đóng góp tiếng nói của mình vào sự phát triển của đất nước bằng những tác phẩm âm nhạc. Ông coi Cuộc vận động là dịp để những người nhạc sĩ chuyên và không chuyên có những sáng tác mới về các cơ quan dân cử.
“Chúng tôi sẽ dành tình cảm và trí lực của mình để sáng tác, hy vọng sẽ có những bài hát hay. Cách đây 10 năm tại cuộc vận động sáng tác ca khúc Việt Nam-Let’s Sing VietNam – Hát lên Việt Nam tôi cũng có ca khúc Quê hương Việt Nam tôi đạt giải Nhất. Đề tài về các cơ quan dân cử viết không dễ, tuy nhiên tôi là người duy cảm, nên hy vọng sẽ có những bài hát chạm đến cảm xúc khán giả”, nam nhạc sĩ tâm sự.
Nhạc sĩ Tuấn Phương nói thêm, viết những ca khúc về Đảng, về Quốc hội, tuyên truyền cho giới trẻ thì giai điệu các bài hát phải gần gũi, âm nhạc, tiết tấu hiện đại. Nhạc sĩ phải viết bằng tiếng lòng của mình thì sẽ nhận được sự đồng cảm.From: web game casino
Ca sĩ Vũ Thắng Lợi cũng có phần biểu diễn trong Cuộc vận động, anh chia sẻ với phóng viên Dân trí: “Tuy chỉ là một nghệ sĩ biểu diễn, nhưng sau này, nếu được hát những ca khúc về các cơ quan dân cử, tôi sẽ hát hết mìnhFrom: web game casino. Tôi cũng đã nghĩ đến việc mình phải có trách nhiệm sáng tác ca khúc về đề tài này, có thể tôi cũng đưa tâm tư của mình vào những sáng tác mới.
Trước đây cũng đã có những Cuộc vận động như thế này, nhưng ở thời điểm hiện tại, tôi cũng có nhiều cảm xúc, tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào Cuộc vận động này”.
Theo đó, Ban Tổ chức sẽ trao: 1 Giải Đặc biệt trị giá 500 triệu đồng; 3 giải A, mỗi giải trị giá 150 triệu đồng; 5 giải B, mỗi giải trị giá 100 triệu đồng; 9 giải C, mỗi giải trị giá 50 triệu đồng; 15 Giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 20 triệu đồng tại Cuộc vận động.
Ngoài ra, theo thể lệ còn có 1 Giải cho ca khúc ấn tượng về Quốc hội và HĐND trị giá 30 triệu đồng và 1 Giải cho ca khúc có tính lan tỏa, truyền cảm hứng về chủ đề 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam trị giá 30 triệu đồng.
Tác phẩm âm nhạc tham gia Cuộc vận động tập trung phản ánh một số nội dung về lịch sử hình thành, phát triển tổ chức và hoạt động của Quốc hội; hoạt động của các cơ quan Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.
Các tác phẩm cũng hướng đến ca ngợi thành tựu to lớn của Quốc hội trong gần 80 năm qua; xây dựng hình ảnh Quốc hội Việt Nam luôn năng động, sáng tạo và đổi mới không ngừng; nhận thức chính trị, ý chí, khát vọng, niềm tin và sự đồng thuận tham gia, ủng hộ của nhân dân đối với các quyết sách của Quốc hội…