Bị hủy ca thi vì bố mẹ đăng ký hộ
Theo thí sinh Nguyễn Anh Đ. (Thái Bình), năm nay em đăng ký thi đánh giá năng lực (HAS) của Đại học Quốc gia Hà Nội. Việc lập tài khoản và đăng ký dự thi của em do mẹ thực hiện. Thế nhưng đến phút chót, khi theo dõi trên hệ thống, em không thấy tên mình trong danh sách dự thi mới tá hỏa.
“Trước đây em thấy thầy cô tư vấn có trường hợp bố mẹ tự đổi ngành đăng ký vào đại học của các con vì xung đột sở thích hai bên. Mẹ thích con học kinh tế còn thí sinh thích ngành thiết kế hơn. Do vậy, gia đình đã lén thay đổi nguyện vọng khiến thí sinh trở tay không kịp.
Em không nghĩ cuối cùng mình cũng bị như vậy bởi bố mẹ nghĩ em không có khả năng thi đánh giá năng lực”, ĐFrom: game casino. nói.
Theo Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội), rà soát thời gian qua cho thấy, một số tài khoản thi đã nhờ hoặc thuê người khác đăng ký hộ ca thi. Một số trường hợp thí sinh để bố mẹ đăng ký ca thi giúp.
Cụ thể, đến thời điểm đăng ký ca thi, thường xuất hiện những lời mời chào đăng ký ca thi giúp thí sinh. Người được nhờ vô tình hoặc cố ý đã thực hiện thao tác hủy ca thi của thí sinh khiến nhiều em rơi vào tình huống dở khóc dở cười.
Việc này khiến ca thi của thí sinh bị hủy, không thể khôi phục, lệ phí đã nộp không hoàn lại. Thí sinh không có trong danh sách dự thi mặc dù đã đóng lệ phí đầy đủ.
Theo cảnh báo của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), thí sinh tuyệt đối không nhờ người khác đăng ký hộ ca thi.
Việc người lạ (hay người quen) đăng ký ca thi khiến thông tin cá nhân của thí sinh như: họ tên, ngày sinh, số căn cước công dân, điện thoại, địa chỉ…, sẽ bị đối tượng lạ lấy cắp phục vụ các mục đích xấu.
Ngoài ra, đối tượng đăng ký cũng có thể hủy ca thi của thí sinh sau khi đã nộp lệ phí trong khi thí sinh không hề hay biết.
Theo ĐHQGHN, từ năm 2024, để tiến hành hủy ca thi, người đăng nhập phải xác nhận mật khẩu 2 lần: Lần 1 nhập mật khẩu và chờ 15 giây, lần thứ 2 nhập lại mật khẩu và chờ 45 giây, sau đó sẽ nhận được một email thông báo mã OTP hủy ca thi theo địa chỉ thư điện tử đăng ký. Người hủy ca thi phải nhập mã OTP hủy ca thi mới hoàn tất việc xóa ca thi.
Để an toàn trong bảo mật thông tin, tránh bị hủy ca thi, thí sinh phải đổi ngay mật khẩu của tài khoản thi HSA bằng cách sử dụng chức năng đổi mật khẩu nếu đã từng tiết lộ cho người khác trong thời gian qua.
Không được thi vì nộp ảnh… nhí nhảnh
Xác nhận với phóng viên Dân trí, Giám đốc Trung tâm Khảo thí (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, đã có thí sinh không được thi vì nộp ảnh không đúng quy chuẩn.
Cụ thể, thay vì nộp ảnh chân dung theo yêu cầu, thí sinh này cắt mỗi khuôn mặt từ bức ảnh chụp chung cùng bạn học trong sân trường. Trong ảnh, thí sinh đưa hai ngón tay trước mặt rất… nhí nhảnh.
“Trường hợp ảnh như thế này chắc chắn không được chấp nhận và thí sinh đã bỏ qua cảnh báo của hệ thống khi đăng ký”, Giám đốc Trung tâm Khảo thí (ĐH Quốc gia Hà Nội) nói.
Theo yêu cầu, thí sinh cần nộp ảnh chân dung 4×6 cm, phông nền xanh hay trắng, định dạng jpeg hay jpg, ảnh thí sinh chụp có đeo kính trắng (gọng kính đen hay trắng) đều tạm chấp nhận. Khi thí sinh được kiểm tra bằng phần mềm nhận diện tại phòng thi, các em hãy bỏ kính ra.
Trường hợp thí sinh bị sai ngày sinh, giới tính, các em có thể gửi một email duy nhất (1 lần) cho trung tâm thông tin cần sửa chữa theo tiêu đề: “Sửa ngày sinh/giới tính” + số CCCD). Thí sinh sẽ đăng nhập lại tài khoản kiểm tra trước 10 ngày thi để kiểm tra lại thông tin mà không cần email hay gọi điện gì thêm.
Năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực, với 84.000 lượt thi. Ngoài các đợt thi vào tháng 3 và 4, ba đợt thi khác sẽ diễn ra vào tháng 5 và 6. Đợt thi đầu tiên (HSA 401) diễn ra ngày 23 và 24/3 tới.
Thống kê cho thấy, thí sinh đăng ký dự thi đến từ 58 tỉnh thành trong cả nước, 10 tỉnh thành có số lượng thí sinh đăng ký vượt trội gồm Hà Nội (36,1%), Nam Định (6,7%) , Thái Bình (5,8%), Thanh Hóa (5,4%), Nghệ An (5,1%), Hải Dương (4,9%), Hưng Yên (4,3%), Hải Phòng (4,1%), Bắc Giang (3,6%), Vĩnh Phúc (3,6%), Bắc Ninh (3,4%).
Vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi gồm thẻ căn cước, 1 quyển Atlat địa lý Việt Nam (không có thêm bất kỳ ký tự nào khác), 1 máy tínhđơn giảncầm tay thí sinh được mang vào phòng thi không có chức năng soạn thảovăn bản và không có thẻ nhớ để lưu dữ liệu, không có chức năng thu phát truyền tin và chỉ thực hiện đượccác phép tính số học, các phép tính lượng giác và các phép tínhđơn giản.